8XBET

8XBET

Bosman là gì? “Luật Bosman” khiến thế giới bóng đá thay đổi như thế nào?

Ra đời vào năm 1995, “Luật Bosman” hay “Phán quyết Bosman” đã làm thay đổi cả bộ mặt của nền túc cầu thế giới và giúp không ít những ngôi sao sân cỏ kiếm được bộn tiền. Vậy Bosman là gì? Luật Bosman trong bóng đá được đặt tên theo ai và tại sao luật Bosman có thể làm thay đổi cả nền bóng đá. Cùng tạp chí tỷ lệ kèo tối nay tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Phán quyết Bosman là gì?

Để hiểu một cách đơn giản, Bosman là tên một đạo luật trong bóng đá cho phép cầu thủ được chuyển nhượng tự do khỏi CLB chủ quản sau khi hết hạn hợp đồng. Và phán quyết này được gắn liền với tên tuổi Jean-Marc Bosman, một cầu thủ bóng đá người Bỉ.

Quay về thời điểm cách đây gần 30 năm, Jean Marc Bosman đã khởi đầu một vụ kiện độc nhất vô nhị trong lịch sử bóng đá thế giới, mở ra cơ hội cho thế hệ cầu thủ sau này trở thành những triệu phú trên sân cỏ.

Tuy nhiên, định mệnh không mang lại niềm hạnh phúc tương tự cho người tiên phong của “Phán quyết Bosman”, bởi để hỏi một người hâm mộ Bosman là gì, hầu như chúng ta đều không nhận được câu trả lời chính xác.

bosman-la-gi
Bosman là gì?

Chân dung cầu thủ Bosman

Nếu chỉ nói về trình độ chuyên môn, Jean Marc Bosman là một cầu thủ bình thường. Trong suốt sự nghiệp quần đùi áo số, cầu thủ sinh năm 1964 khoác áo các CLB tầm trung tại châu Âu.

Có chăng chỉ là những khoảnh khắc đáng nhớ khi thi đấu cho “ông lớn” Standard de Liege và RFC Liege từ năm 1983 đến 1990 ở giải VĐQG Bỉ, cùng với 20 lần khoác áo đội tuyển trẻ quốc gia.

Trên bình diện nước Bỉ, Bosman chưa bao giờ đạt đến đẳng cấp của những ngôi sao đồng hương thời đó như Enzo Scifo, Jean Marie Pfaff, Eric Gerets hay Luc Nilis…

Tuy nhiên, Bosman đã thực hiện một hành động mà đến tận bây giờ, tác động của nó vẫn còn đọng mãi. Đó chính là “Phán quyết Bosman”. Vậy phán quyết Bosman là gì?

chan-dung-jean-marc-bosman
Chân dung Jean Marc Bosman

Năm 1990, khi đó Bosman đã kết thúc hợp đồng với RFC Liege và bị đẩy xuống đội trẻ, đồng thời lương của anh bị cắt giảm hơn 2/3 xuống còn 500 euro mỗi tuần.

Ngay sau đó, Bosman nhận được lời mời đến Ligue 1 (giải VĐQG Pháp) để thi đấu, nhưng RFC Liege đặt ra mức giá chuyển nhượng cực kỳ cao (đặc biệt là đối với một cầu thủ bình thường như Bosman) là 250.000 euro, sau đó tăng lên 400.000 euro. Tất nhiên, thương vụ này không bao giờ thành hiện thực.

Không từ bỏ, Bosman tìm cơ hội chuyển đến chơi ở giải VĐQG Hà Lan trong màu áo CLB Maastricht. Nhưng RFC Liege tiếp tục gây khó khăn khi đặc ra mức phí chuyển nhượng “phi lý” và khiến anh rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Trong sự tuyệt vọng, Bosman đã quyết định kiện CLB, kiện Liên đoàn Bóng đá Bỉ, Liên đoàn Bóng đá châu Âu đến Liên đoàn Bóng đá thế giới.

Vụ kiện kéo dài hơn 5 năm và cuối cùng, chiến thắng thuộc về Bosman khi Tòa án Châu Âu dựa trên Điều 39 về quyền tự do thay đổi nơi làm việc của người lao động trong Hiệp ước EC của Liên minh châu Âu.

Bước ngoặt của làng túc cầu

Vào ngày 15.12.1995, “Phán quyết Bosman” chính thức ra đời, mở ra một bước ngoặt lớn cho phép cầu thủ chuyên nghiệp trong Liên minh châu Âu tự do chuyển đến các câu lạc bộ khác khi hợp đồng với câu lạc bộ chủ quản kết thúc.

Cùng với đó, luật Bosman cũng loại dỡ bỏ các hạn chế đối với cầu thủ nước ngoài thuộc các quốc gia ở Liên minh châu Âu. Cần biết, trước khi Phán quyết Bosman ra đời, UEFA chỉ cho phép mỗi câu lạc bộ sử dụng tối đa 3 cầu thủ nước ngoài và 2 cầu thủ ngoại do chính CLB đào tạo.

Rõ ràng, với quyết định này, nhiều cầu thủ ở các quốc gia như Cộng hòa Séc, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Romania, Bulgaria… đã có một tương lai sáng sủa khi cánh cửa đến với các ông lớn, đại gia hàng đầu châu Âu rộng mở.

Tác động to lớn của luật Bosman là gì?

tac-dong-to-lon-cua-luat-bosman-la-gi
Tác động to lớn của luật Bosman là gì?

Ngày phán quyết Bosman được ban hành cũng là lúc thế giới được chia làm hai nửa, một bên hưởng lợi với nguồn tài chính dồi dào để chiêu mộ cầu thủ, một bên kiệt quệ khi các cầu thủ ngôi sao hết hạn hợp đồng được phép rời đi. Hai nửa của thế giới vì thế bị đẩy ngày một xa hơn về hai cực đối lập.

Luật Bosman là gì đã trao cho cầu thủ một quyền lực lớn hơn rất nhiều. Đồng thời, nó cũng tạo ra một môi trường lý tưởng cho những người đại diện, thường được gọi là “cò bóng đá”, để thao túng.

Ở một khía cạnh khác, các CLB hiện nay phải trả lương cao để giữ chân những cầu thủ xuất sắc thông qua các hợp đồng dài hạn, nếu không muốn họ chuyển nhượng tự do. Đó là lý do tại sao trong khoảng thời gian Messi khoác áo Barcelona, đội chủ sân Camp Nou đã phải gia hạn với La Pulga đến gần 10 lần, và mức lương luôn tăng cao sau mỗi lần gia hạn.

Những tay cò đại diện, phần lớn trong số họ là những người thông minh và tham vọng, đã không bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời để mang về những bản hợp đồng béo bở cho thân chủ và kiếm những khoản hoa hồng kếch xù.

Họ đại diện cho các cầu thủ trong các cuộc đàm phán hợp đồng, tìm kiếm tài trợ, quản lý tài sản, và thậm chí sắp xếp mọi khía cạnh trong cuộc sống cá nhân của họ.

Qua mối quan hệ tương sinh này, các người đại diện cùng với các cầu thủ và những CLB giàu có đã làm tăng giá trị các thương vụ chuyển nhượng lên gấp hàng chục lần so với trước đây (trước khi có Luật Bosman). Kết quả là, thành công trong môn thể thao này ngày càng bị kiểm soát bởi tiền bạc.

Phân hóa thế giới bóng đá thành hai cực

luat-bosman-giup-cac-cau-thu-duoc-tra-luong-cao
Luật Bosman giúp các cầu thủ được trả lương cao

Trước đây, các CLB như Red Star Belgrade, Steaua București, Aston Villa hay Hamburg có thể cạnh tranh ở đấu trường châu Âu để giành danh hiệu vô địch. Nhưng hiện tại, điều đó trở nên bất khả thi.

Lý do là họ không có đủ tài chính để giữ chân những ngôi sao trước sự lôi kéo của các “đại gia” và ông lớn. Chính vì thế, việc tìm ra một cầu thủ trung thành trọn đời với một CLB là điều hiếm hoi ở bóng đá đương đại, ngoại trừ trường hợp của những Gerrard, Paul Scholes, Maldini hay Totti.

Cách mà thị trường chuyển nhượng bóng đá đang hoạt động có thể được mô tả như trò chơi “cá lớn nuốt cá bé.” Ví dụ, Bayern Munich thực hiện chính sách “hút máu” tại Bundesliga bằng cách mua những cầu thủ xuất sắc từ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, vừa giúp họ gia tăng sức mạnh vừa làm đối thủ suy yếu.

Hay như ở Italia, các đội bóng giàu có như Juventus, Inter thường sử dụng chiến thuật sàng lọc trên quy mô lớn, mua những cầu thủ tiềm năng và sau đó cho mượn đến những CLB khác. Khi thấy một cầu thủ phát triển xuất sắc, họ mới quyết định đưa anh ấy trở lại hoặc mua nốt phần còn lại của hợp đồng.

Trong một thế giới như vậy, các đội bóng nhỏ gần như không có cơ hội cạnh tranh trong việc giành danh hiệu, trừ khi có dòng tiền khổng lồ từ các ông chủ giàu có như trường hợp của Chelsea hoặc Man City.

“Cái chết” của Leeds United từng là nỗi đau chua xót của người Anh. Với hi vọng thăng tiến, Leeds đã phá vỡ quỹ lương để giữ chân những ngôi sao. Tuy nhiên, thành công không đến như mong đợi và cứ thế những mức lương khổng lồ Leeds đã trao cho các cầu thủ trở thành sợi dây thòng lọng siết chặt lấy họ. Kết quả là Leeds bị phá sản và xuống hạng vào mùa bóng 2003/04.

Không những thế, sau mỗi mùa giải, các CLB nhỏ còn phải đối mặt với viễn cảnh mất đi những tài năng trẻ, những sao mai triển vọng.

Với nguồn tài chính dồi dào, các ông lớn càng dễ hút máu các đội bóng nhỏ và ngày càng củng cố sức mạnh, đào sâu khoảng cách với các đội thấp bé. Ví dụ, RFC Liege (đội bóng cũ của Bosman) trước đây từng không hề kém cạnh Chelsea. Nhưng thời điểm hiện tại, họ chỉ là một CLB nhược tiểu khi đặt cạnh ông lớn thành London.

Bosman lại là người hùng bị lãng quên

bosman-lai-la-nguoi-hung-bi-lang-quen
Nhưng Bosman lại là người hùng bị lãng quên

Với phán quyết Bosman là gì, Jean-Marc Bosman đã giúp hàng trăm cầu thủ sau này trở thành triệu phú nhưng số phận của ông thì thật bi thảm.

Vụ kiện năm ấy đã biến Bosman thành một người gần như kiệt quệ về tài chính. Tổng cộng, ông chỉ nhận được 800.000 euro từ vụ kiện, bao gồm tiền bồi thường, một số ít tiền từ các trận đấu từ thiện và tiền trợ cấp từ FIFPro (Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp).

Tuy nhiên, số tiền này cũng vẫn là quá ít so với những khó khăn mà Bosman đã phải trải qua trong quá trình kiện tụng.

Việc theo đuổi vụ kiện mất quá nhiều thời gian (5 năm) và khi Bosman thắng kiện, ông đã 31 tuổi và không còn cơ hội thi đấu bóng đá đỉnh cao.

“Phán quyết Bosman” đã giúp rất nhiều cầu thủ thế hệ sau có cuộc sống hoàn toàn khác biệt, với các thỏa thuận triệu đô cùng mức lương kếch xù. Tuy nhiên, bản thân “người hùng” Bosman lại phải đối mặt với tình cảnh thất nghiệp và đói khổ.

“Tôi đã làm điều mà các cầu thủ khác không dám làm. Tôi đã kết thúc “chế độ nô lệ” của giới cầu thủ, nhưng chính điều đó đã hủy hoại cuộc sống của tôi.” Bosman trải lòng.

Không chỉ mất sự nghiệp, Bosman còn mất gia đình khi bị vợ ông ruồng bỏ. Trong túng quẫn, Bosman tìm đến rượu làm bạn và mắc phải căn bệnh trầm cảm. Dù là người chiến thắng nhưng Bosman lại bị người hâm mộ và dư luận nước Bỉ lên án, ông sống cuộc đời chẳng khác nào “địa ngục”.

Giờ đây khi nhìn lại, người đàn ông 59 tuổi gần như chẳng có gì. Nhờ Bosman mà những ngôi sao như Messi, Ronaldo, Neymar, Mbappe… có cuộc sống giàu sang. Tuy nhiên, liệu có ai còn nhớ đến “Phán quyết Bosman là gì” và biết ơn Jean Marc Bosman? Câu trả lời có lẽ là không!

Trên đây là những thông tin thú vị về Bosman và đạo luật lịch sử đã thay đổi cả nền bóng đá thế giới. Để tham khảo thêm những bài viết bên lề hấp dẫn khác về bóng đá, hãy thường xuyên truy cập Ra Khơi TV nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

Bình luận
X

8XBET

X

8XBET